PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH HẢI
Video hướng dẫn Đăng nhập

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam được tính vào đầu năm Âm lịch, Tết Nguyên đán thường có nhiều tên gọi khác nhau như: Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền,…

Theo phiên âm của chữ Hán - Việt thì “Tết” theo chữ Hán là tiết, “nguyên” theo chữ Hán sẽ là sự khởi đầu và “đán” là buổi sáng sớm. Do đó, cách đọc đúng nhất phiên theo âm chữ Hán Việt là Tết Nguyên đán.

>>Xem thêm: Bao Nhiêu Ngày Nữa Đến Tết Nguyên Đán Và Lịch Nghỉ Tết 2022.

Tết Nguyên đán là gì? Tết còn gọi là Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền

Thời gian của Tết Nguyên đán được tính như thế nào?

Tết Nguyên đán được tính bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, thông thường sẽ muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của năm Âm lịch. Vậy nên thời điểm bắt đầu Tết Nguyên đán sẽ rơi vào khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 01 đến ngày 09 tháng 02.

Tết Nguyên đán diễn ra vào thời điểm nông dân nhàn rỗi, nghỉ ngơi để chuẩn bị tiếp vụ mùa mới. Vì theo truyền thống thì hầu hết mọi người dân Việt Nam đều làm nông do đó những lúc có thời gian rảnh rỗi sẽ có tâm lý phấn khởi, bù đắp những ngày làm việc vất vả.

 Thời gian của Tết Nguyên đán được tính như thế nào

Nguồn gốc của Tết Nguyên đán là gì?

Nguồn gốc của Tết Nguyên đán hiện nay vẫn có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này. Phần lớn thông tin sẽ cho rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam vào thời điểm 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên theo như truyện cổ tích lịch sử Việt Nam truyện “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt Nam đã có dịp lễ này từ đời vua Hùng nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc.

Theo như Khổng Tử có viết rằng “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”, từ đó cũng có thể suy luận rằng Tết Nguyên đán là bắt nguồn từ Việt Nam.

Tuy có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết Nguyên đán là bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung Quốc nhưng có thể thấy được Tết Nguyên đán ở mỗi nước đều có những nét đặc trưng riêng và đây là dịp lễ quan trọng của người dân mỗi nước.

Nguồn gốc của Tết Nguyên đán

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền là gì?

Tết Nguyên đán là thời điểm giao thoa giữa trời và đất

Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. Tết trong Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết (ở đây biểu hiện cho thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa trong năm Xuân - Hạ - Thu - Đông, một chu trình kết thúc và có nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Tết Nguyên đán là thời điểm giao thoa giữa trời và đất

Tết Nguyên đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên

Có thể nói đây là dịp quan trọng nhất trong năm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất.

Theo quan niệm từ xưa, vào dịp lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu và phù hộ cho gia đình mình được mạnh khỏe, hòa thuận hơn.

Tết Nguyên đán là ngày may mắn và hy vọng

Năm mới tượng trưng cho mở đầu mới, vì vậy mỗi dịp Tết đến mọi người thưởng rủ nhau đi chùa để cầu phúc và cầu may mắn cho một năm sắp tới.

Từ xưa đến nay luôn có quan niệm rằng Tết Nguyên đán đến sẽ xua đuổi đi những điều không may của năm cũ và đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới. Vì vậy, đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn để mở đầu công việc cho năm và là thời điểm tốt để khởi nghiệp nhờ vào vận khí năm mới.

Tết Nguyên đán là ngày may mắn và hy vọng

Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình quây quần bên nhau

Không phải gia đình nào cũng được ở gần nhau, vì vậy Tết Nguyên đán chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong ngóng nhất để được đoàn tụ bên những người yêu thương. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa thì đây là điều mà mọi người đều mơ ước.

Ngoài ra, đây là cũng là thời gian để con cháu tỏ tạ ơn cho ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng bằng tình cảm chân thành nhất hay đơn giản bằng những món quà cho ngày Tết.

Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình quây quần bên nhau

Tết Nguyên đán là dịp để bày tỏ lòng thành kính tới thần linh

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam rất xem trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên để cầu phúc cho gia đình. Đây cũng là dịp lễ được mọi người chú trọng nhất, theo tín ngưỡng dân gian thì người nông dân sẽ bày tỏ lòng biết ơn của mình đến thần Mưa, thần Đất, thần Mặt trời,… một năm qua đã giúp đỡ họ.

Tết là sinh nhật của mọi người

“Mừng thêm tuổi mới”: Đây là câu cửa miệng quen thuộc của ông bà, ba mẹ, cô chú khi chúc tết nhau để mừng nhau thêm một tuổi. 

Vào dịp này mọi người sẽ gửi đến nhau những lời chúc may mắn nhất, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Người lớn sẽ mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ để mong cho các cụ được sống lâu khỏe mạnh, còn các cháu sẽ lớn nhanh, ngoan ngoãn và học giỏi.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên đán là gì

Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên đán

Cúng ông Công, ông Táo

Trước Tết Nguyên đán, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vào ngày này thì mỗi nhà sẽ dọn dẹp sạch sẽ căn bếp, sau đó chuẩn bị một mâm cỗ gồm trái cây, đồ mặn và phóng sinh một con cá chép. Việc này có mục đích là chuẩn bị cho ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo những việc xảy ra trong gia đình một năm qua cho triều đình.

 Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên đán

Gói bánh chưng, bánh tét

Vào dịp Tết đến Xuân về là các hàng quán ngoài chợ đầy ắp các sạp bán lá dong, lá chuối, ống nứa để phục vụ cho công việc gói bánh ngày tết. Bởi vì bánh chưng, bánh tét chính là 2 loại bánh truyền thống nằm trong danh sách các món ăn ngày Tết không thể thiếu để dâng lên bàn thờ tổ tiên hoặc làm quà tết cho người hay bạn bè.

Ở một số khu vực hiện nay, người dân vẫn còn duy trì thói quen là vào trước Tết các gia đình trong dòng họ, hàng xóm sẽ tập trung lại với nhau để gói bánh, luộc bánh và trò chuyện xuyên đêm. Thật ý nghĩa khi truyền thống gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết vẫn còn được duy trì và truyền lại cho các thế hệ sau này đến tận bây giờ.

Cách gói bánh chưng, bánh tét để cúng và tặng cho người thân quen

Lau dọn nhà, cửa

Với người dân Việt Nam việc lau dọn nhà cửa mỗi dịp cuối năm mang ý nghĩa là sẽ loại bỏ đi những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào điều may mắn và tài lộc cho năm mới. Vì thế mà đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình được cùng nhau dọn dẹp làm mới cho các vật dụng trong nhà mình.

Ngoài ra, để trang trí nhà cửa đón Tết người Việt còn mua rất nhiều loại hoa chưng Tết với nhiều màu sắc và ý nghĩa khác nhau như: Hoa Thủy Tiên, Hoa Đồng Tiền, Hoa Cúc,...

Các thành viên trong gia đình cùng lau dọn nhà, cửa để chào đón năm mới

Bày mâm ngũ quả

Một mâm ngũ quả để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên là nét đặc trưng không thể thiếu trong dịp lễ Tết Nguyên đán, nó bày tỏ cho sự tôn kính và lòng biết ơn của con cháu trong nhà đến bề trên.

Tại mỗi vùng miền sẽ có những cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau cũng như các loại trái cây cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên tất cả đều mang ý nghĩa chung là cầu mong cho năm mới được may mắn và bình an hơn năm cũ.

Bày mâm ngũ quả trưng Tết

Tảo mộ

Đây là phong tục được diễn ra vào những ngày cận Tết Nguyên đán. Vào ngày này con cháu trong nhà sẽ tập trung tại mộ của ông bà tổ tiên đế làm sạch khu mộ cũng như thăm viếng. Phong tục này thể hiện sự kính trọng và đạo hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ và tổ tiên đã khuất.

Cúng tất niên

Cúng tất niên là nét truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ quan trọng thường được làm vào ngày 30 Tết để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đồng thời là cột mốc đánh dấu thời điểm năm cũ qua đi để chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

Cúng tất niên vào ngày 30 mỗi năm với nhiều món ăn đặc trưng

Xông đất

Sau thời khắc giao thừa đón chào năm mới thì người đầu tiên bước vào nhà sẽ là người xông đất cho gia đình. Theo quan niệm từ xưa đến nay, người xông đất nên là người hợp tuổi với gia chủ để mang lại cho gia đình một năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào và gia đình hòa thuận.

Người đầu tiên đến chúc Tết cho cả gia đình là người xông đất

Chúc tết, mừng tuổi

Năm mới đến tượng trưng cho mỗi người sẽ được thêm một tuổi, do đó mà mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất để hy vọng một năm mới nhiều thành công hơn. Thông thường, vào ngày mồng một tết con cháu sẽ đến để mừng tuổi cho ông bà , cha mẹ sau đó những người lớn sẽ lì xì lại cho trẻ con những bao lì xì đỏ cho một năm mới may mắn và học giỏi hơn.

Tặng bao lì xì để chúc tết và mừng tuổi con cháu

>>Xem thêm: Bí Quyết Mua Sắm Tết Thông Minh, Tiết Kiệm Cho Gia Đình 2022.

Bài viết này đã trình bày ý nghĩa của Tết Nguyên đán là gì và những hoạt động ngày Tết phổ biến của người dân Việt Nam. Hi vọng qua đây các bạn sẽ có thêm thông tin về ngày Tết cổ truyền và chúc các bạn có một cái Tết ấm cúng bên gia đình mình!


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
22/12 không chỉ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 37 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Vào ngày 20/11, các thế hệ học sinh trên cả nước thường tặng hoa và quà chúc mừng các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 59 phút - Ngày 3 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Thực hiện Hướng dẫn số 01/HDLT-PGD&ĐT-LĐLĐ ngày 05/9/2022 của PGD-ĐT huyện Thanh Hà về việc Hướng dẫn các trường tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm học 2022 - 2023; trư ... Cập nhật lúc : 10 giờ 8 phút - Ngày 29 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
ăn hóa giao thông” được hiểu đơn giản như sau: Là ý thức, là thái độ của mọi người khi tham giao thông. Là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng. Là tập hợp các cách ứng xử, xử sự và ch ... Cập nhật lúc : 8 giờ 26 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu ... Cập nhật lúc : 8 giờ 19 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Kính th­ưa các quý vị đại biểu! Nhân dịp khai giảng năm học mới, Chủ tịch n­ước...đã gửi thư­ chúc mừng các thầy cô giáo và các cháu học sinh cả n­ước. Trong th­ư có viết:... Thực hiện ... Cập nhật lúc : 7 giờ 52 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Đọc sách không chỉ Ɩà thư giãn mà nó còn mang tới cho ta nhiều điều bổ ích.Có lẽ bởi ѵậყ mà Rene Descartes từng nói: Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất c̠ủa̠ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 0 phút - Ngày 1 tháng 4 năm 2022
Xem chi tiết
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương họ rất rẻ mạt. ... Cập nhật lúc : 21 giờ 8 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2022
Xem chi tiết
Những ngày cuối Đông sắp qua, những ngày đầu xuân sắp đến, cũng là lúc người dân Việt Nam chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Tết về đánh dấu cho một năm cũ đã qua và khởi đầu cho một năm mới sắp đế ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 5 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
THÔNG TIN TUYỂN SINH LỚP 1 2. Thời gian tuyển sinh: - Từ 7h00 đến 10h30 Ngày 25/7/2020. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 45 phút - Ngày 20 tháng 7 năm 2020
Xem chi tiết
12345678910111213141516
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CHUYÊN ĐỀ NCBD LỚP 1
RÚT KINH NGHIỆM SAU THI GVG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
LỒNG GHÉP GDQP VÀO GIẢNG DẠY
HƯỚNG DẪN RA ĐỀ THEO TT22
TRIỂN KHAI NỘI DUNG TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP KIẾN THỨC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀO CÁC MÔN HỌC
Hướng dẫn đánh giá thường xuyên học sinh theo thông tư 30/2014
Hướng dẫn đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014
Mẫu sổ điểm mới danh cho giáo viên chủ nhiệm
Mẫu sổ điểm mới danh cho giáo viên bộ môn
Kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực về đánh giá HSTH theo TT30
Đánh giá định kì cuối học kì I, cuối năm học các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học HSTH theo TT30
Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, hoạt động giáo dục khác của HSTH theo TT30
Sổ điểm đầu năm lớp 1B - Năm học 2014 - 2015
Sổ điểm đầu năm lớp 5E - Năm học 2014 - 2015
123456789
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM THÁNG 03/2019 Thời gian: Vào hồi .......giờ ...... phút, ngày ....... tháng ......năm 2019. Địa điểm: Tại văn phòng Trường TH Thanh Hải Thành phần: Toàn thể CBGVNV nhà trường. A. Ông Nguyễn Văn Phú - Hiệu trưởng nhà trường thông qua nội dung họp. I. Đánh giá việc Nghị quyết tháng 02. 1. Ưu điểm: a. Công tác tư tưởng CT: - Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ được giao. - Tích cực lập thành tích kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân mới Kỷ Hợi năm 2019.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM THÁNG 02/2019 Thời gian: Vào hồi .......giờ ...... phút, ngày ....... tháng ......năm 2019. Địa điểm: Tại văn phòng Trường TH Thanh Hải Thành phần: Toàn thể CBGVNV nhà trường A. Ông Nguyễn Văn Phú - Hiệu trưởng nhà trường thông qua nội dung họp. I. Đánh giá việc Nghị quyết tháng 01. 1. Ưu điểm: a. Công tác tư tưởng CT: - Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ được giao. - Tích cực lập thành tích mừng năm mới 2019, ngày HS-SV Việt Nam.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NGHỊ QUYẾT THÁNG 01/2019 Thời gian: Vào hồi .......giờ ...... phút, ngày ....... tháng ......năm 2019. Địa điểm: Tại văn phòng Trường TH Thanh Hải Thành phần: BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, TPT, Bí thư, BCH công đoàn. A. Ông Nguyễn Văn Phú - Hiệu trưởng nhà trường thông qua nội dung họp. I. Đánh giá công tác tháng 11. 1. Ưu điểm: a. Công tác tư tưởng CT: - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22/12.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM THÁNG 12/2018 Thời gian: Vào hồi .......giờ ...... phút, ngày ....... tháng ......năm 2018. Địa điểm: Tại văn phòng Trường TH Thanh Hải Thành phần: Toàn thể CBGVNV nhà trường. A. Ông Nguyễn Văn Phú - Hiệu trưởng nhà trường thông qua nội dung họp. I. Đánh giá công tác tháng 11. 1. Ưu điểm: a. Công tác tư tưởng CT: - Tích cực thi đua lập thành tích kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. b. Công tác TC&CB: - Hoàn thành tổng hợp, báo cáo và thẩm định các mẫu báo cáo theo hướng dẫn tại Công văn số 3541. - Nhận: + Cô giáo Lê Thị Huyền - Dạy Mĩ thuật từ trường TH Tiền Tiến về công tác tại trường. + Cô giáo Phạm Thị Cúc - GV văn hóa từ trường TH Phượng Hoàng về công tác tại trường. - Chuyển cô giáo Phạm Thị Thu Hà từ trường TH Thanh Hải về công tác tại trường TH Phượng Hoàng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NGHỊ QUYẾT THÁNG 11/2018 Thời gian: Vào hồi .......giờ ...... phút, ngày ....... tháng ......năm 2018. Địa điểm: Tại văn phòng Trường TH Thanh Hải Thành phần: BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, TPT, Bí thư, BCH công đoàn. A. Ông Nguyễn Văn Phú - Hiệu trưởng nhà trường thông qua nội dung họp. I. Đánh giá công tác tháng 10. 1. Ưu điểm: a. Công tác tư tưởng CT: - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành GD, kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NGHỊ QUYẾT THÁNG 10/2018 Thời gian: Vào hồi .......giờ ...... phút, ngày ....... tháng ......năm 2018. Địa điểm: Tại văn phòng Trường TH Thanh Hải Thành phần: BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, TPT, Bí thư, BCH công đoàn. A. Ông Nguyễn Văn Phú - Hiệu trưởng nhà trường thông qua nội dung họp. I. Đánh giá công tác tháng 9. 1. Ưu điểm: a. Công tác tư tưởng CT: - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng Cách mạng tháng 8, quốc khánh 2/9. Bồi dưỡng về TTCT cho CBGV-NV bước vào năm học mới 2018 - 2019.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NGHỊ QUYẾT THÁNG 9/2018 Thời gian: Vào hồi......giờ ...... phút, ngày ...... tháng ........ năm 2018. Địa điểm: Tại văn phòng Trường TH Thanh Hải Thành phần: BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, TPT, Bí thư, BCH công đoàn. A. Ông Nguyễn Văn Phú - Hiệu trưởng nhà trường thông qua nội dung họp. I. Đánh giá công tác tháng 8. 1. Ưu điểm. a. Công tác tư tưởng CT: - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng Cách mạng tháng 8, quốc khánh 2/9. Bồi dưỡng về TTCT cho CBGV-NV bước vào năm học mới 2018 - 2019. - Chấn chỉnh giờ giấc, nề nếp làm việc của các thành viên… - Tự kiểm soát việc đăng tin, bình luận, chia sẻ,…trên mạng XH, lưu ý Luật an ninh mạng.
Ngày 01/8/2018 HỌP HỘI ĐỒNG THÁNG 8/2018 I. Kiểm diện. II. Đánh giá công tác tháng 7. 1. Ưu điểm. - Bàn giao và phối hợp tổ chức sinh hoạt hè cho HS với địa phương. - Đảm bảo AT về con người về hệ thống CSVC trong hè, một số CBGV trực hè, trực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo theo kế hoạch. - Bàn giao 160 HS lớp 5 về các trường THCS, trong đó trường THCS Thanh Hải nhận 158 em.
Mẫu bản kiểm điểm đáng viên
Mẫu bản kiểm điểm đáng viên
Mẫu đánh giá phân loại viên chức
Công văn hướng dẫn viết SKKN năm học 2015-2016
Kế hoạch : Tổ chức Tết Trung thu với chủ đề “Vầng trăng cho em – Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Thanh Hà” năm 2015.
Kế hoạch công tác kiểm tra năm học 2015-2016 - của PGD&ĐT Thanh Hà
Công văn : 14/PGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với bậc Tiểu học
12345678910