Tìm hiểu về Tết cổ truyền
Nguồn gốc của Tết cổ truyền
Ở Việt Nam, Tết cổ truyền có nhiều tên gọi khác nhau như “Tết Nguyên Đán”, “Tết Âm lịch”, “Tết Ta” vì ngày Tết được tính theo lịch âm. Tết đánh dấu sự chuyển giao của năm cũ và năm mới. Tết cổ truyền Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa Trung Quốc, nên nhiều người cho rằng Tết Việt có nguồn gốc từ đó. Dù chưa được làm rõ về nguồn gốc ra đời, nhưng Tết vẫn được tính là ngày lễ lớn nhất của đất nước và có nhiều phong tục văn hóa đặc sắc trong các quốc gia Châu Á có đón Tết Âm.
>>> Xem các xu hướng được tìm kiếm nhiều nhất ngày Tết:
Thiệp chúc mừng năm mới, trang trí Tết, mâm ngũ quả ngày Tết, cúng Tất Niên, Caption ngày Tết hay, khay mứt tết, Phụ kiện trang trí Tết 2024, lời chúc Tết người yêu,…
Tết Việt có nhiều phong tục văn hóa đặc sắc trong các quốc gia Châu Á cùng đón Tết Âm (Nguồn: Internet)
Cách tính thời gian của Tết cổ truyền
Tết Nguyên Đán của Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác liền kề Việt Nam được tính theo Âm lịch. Vì tính chất âm lịch cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận nên Tết Âm thường diễn ra trễ hơn so với Tết Dương từ 1 đến 2 tháng (thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch) do chu kỳ hoạt động của Mặt trăng. Tết Nguyên Đán sẽ kéo dài 14 ngày, chia làm 2 giai đoạn: 7 ngày thuộc về năm cũ (khoảng 23 tháng Chạp đến Giao thừa) và 7 ngày thuộc về năm mới.